Click for: CSSHS Archive Main Page
Vol. VII • 1984 • v07n2p18       http://www.creationism.org/vietnamese/monotheism_vi.htm


Lũ Lụt Lởn
Chủ nghĩa độc thần trong thế giới cổ đại
bởi Roy L Hales
Tất cả mọi dân trên đất đã từng biết một Đức Chúa Trời chân thật, nhưng lòng họ đã không còn thờ phượng Ngài và cũng không tìm cách vâng lời Ngài nữa.

Tháp Babel

Người không tin Chúa thường nhớ tới tính độc nhất của Do thái-Cơ Đốc giáo, nhưng Lời Chúa (Kinh Thánh) cho biết con người đã từng biết đến Đức Chúa Trời từ ngàn xưa.

Khi Nô-ê dâng của lễ trong Sáng thế ký 8:20-9:17 ngay sau khi hết Nước lụt, cả nhà ông – là những tổ phụ của loài người sau Nước lụt – được Chúa ban phước. Từ đó, loài người sinh sống ở Si-nê-a (đổi thành Mê-sa-bô-ta-mi cổ; người Su-me) là nơi họ đã xây Tháp Ba-bên. Truyền thống của người Do thái nói rằng Đức Chúa Trời đã khiến họ lưu lạc và định cư khắp đất nhưng họ không muốn; nên Đức Chúa Trời đã làm lộn lạo tiếng nói của họ và buộc họ phải tản ra khắp đất. iDòng dõi của Nô-ê đã đi bằng thuyền và đi bộ - di cư đến những nơi xa trong vài năm sau đó.

Vì thế, Ai-cập cổ đại, Trung Hoa, Trung Mỹ và nhiều khu vực khác đã sớm phát triển kỹ thuật, ngôn ngữ cổ phức tạp, phân chia văn hoá và tập tục. Dần dần…niềm tin về đạo độc thần đã bắt đầu lu mờ trong tâm trí của họ.

Các thế hệ sau nầy của loài người càng trở nên thờ ơ trước Đấng Tạo Hoá của họ, giống như (Tân Ước) Rô-ma 1:21-24 mô tả rằng:

Đấng Tạo Hoá đã chọn một gia đình để tiếp tục sự thờ phượng Ngài, nhưng chính gia đình nầy, không lâu sau trở thành một dân tộc, đã có những tiên tri theo đạo độc thần xuất hiện: Khi Áp-ra-ham còn ở Ca-na-an, ông đã gặp Mên-chi-xê-đéc, là thầy tế-lễ của Đức Chúa Trời Chí-Cao (Sáng thế ký 14:18-20). Sách Dân số ký trong Cựu Ước, từ đoạn 22 cho đến đoạn 24, mô tả tiên tri Ba-la-am, từ Sy-ri-a hoặc là I-rắc, iđược mời đến để rủa sả dòng dõi của Áp-ra-ham trước khi họ chinh phục xứ Ca-na-an. Một nghiên cứu về rất nhiều các truyền thống trên thế giới đang phản ánh những gì Kinh Thánh nói ở trên rằng hết thảy loài người đã từng tin theo Chúa và họ đã sa ngã.3

... Các nền văn minh hình thành chữ viết quan trọng từ rất sớm của người Su-me, Ai-cập, Ấn độ, Trung hoa và Mê-xi-cô đều cho thấy các dấu hiệu về việc đã từng có đạo độc thần. Một vài dân tộc nguyên thuỷ ở châu Phi, Bắc Mỹ và Nhật Bản đã nuôi dưỡng ý niệm về một Đấng Tạo Hoá, nhưng tất cả mục đích trong đời sống của họ sau đó đều từ bỏ tinh thần thờ phượng Chúa ...

Có rất nhiều bằng chứng về sự thất lạc của chủ nghĩa độc thân trong thế giới cổ đại và sự suy đồi về đạo nhiều thần. Các nền văn minh hình thành chữ viết quan trọng từ rất sớm của người Su-me, Ai-cập, Ấn độ, Trung hoa và Mê-xi-cô đều cho thấy các dấu hiệu về việc đã từng có đạo độc thần. Một vài dân tộc nguyên thuỷ ở châu Phi, Bắc Mỹ và Nhật Bản đã nuôi dưỡng ý niệm về một Đấng Tạo Hoá, nhưng tất cả mục đích trong đời sống của họ sau đó đều từ bỏ tinh thần thờ phượng Chúa. Hành trình từ chủ nghĩa độc thần cho đến việc thờ phượng bằng tâm linh trong trường hợp của người Su-me, Ai-cập, Ấn độ và Mê-xi-cô đã dẫn đến việc thờ lạy rất nhiều thần tượng.

    Chủ nghĩa độc thần ở Su-me, Ai-cập và Ấn độ
Những bằng chứng về chủ nghĩa độc thần cổ đại ở Su-me, Ai-cập và Ấn độ đã được biết từ rất lâu. Các nhà khảo cổ học đã khám phá được lịch sử từ xa xưa nầy của người Su-me, sự xuất hiện của vị thần cai quản bầu trời gọi là An: rất nhiều người tin rằng đây là vị thần duy nhất của người Su-me. Nhiều vết tích về sự thờ phượng vị “Thần Duy Nhất” ở Ai-cập không những còn nhiều hơn mà còn phức tạp hơn. Nhiều bài hát thờ phượng giống như bên dưới được ghi chép lại rất nhiều trong văn chương Ai-cập:

Trước vô vàn các vị thần của Ai-cập, rất nhiều chuyên gia khác nhau đã tranh cãi rằng nhừng vị thần đó có phải là những khía cạnh khác của vị “Thần Duy Nhất” kia chăng hay có lẽ những vị thần nầy đang tranh quyền với vị “Thần Duy Nhất” chăng.5 Từ góc nhìn của Kinh Thánh thì ý niệm về tính duy nhất còn kéo dài mãi cho tới khi nền văn hoá nầy từ bỏ sự thờ phượng “Đấng Tạo Hoá Duy Nhất”.

Đạo độc thần của Ấn độ đã được bộc lộ rõ ràng trong văn thánh cổ xưa của Rig Veda rằng:

    Chủ nghĩa độc thần của người Trung Hoa
Người Trung Hoa vốn thờ lạy một vị thần có tên là Shang Ti (上帝; Shangdi), dịch sang tiếng Việt là “Thượng Đế” hay “Chúa Trời”.7 Vạn vật được Ngài tạo nên, mọi sự trừng phạt và ban thưởng đều đến từ Ngài. Một cuộc khảo sát về những truyền thống của ngày xưa khi Ngài được thờ lạy cho thấy một sự trộn lẫn giữa sự thờ lạy Thần Linh và sự nhận biết Chúa giống như những gì được tìm thấy trong vương quốc của Giu-đa và Y-sơ-ra-ên trong Kinh Thánh. Câu chuyện về vị hoàng đế Ch’eng Tang (vào khoảng 1760 T.C.) cho thấy có sự giống nhau với các câu chuyện của Kinh Thánh.8 Ch’eng Tang đã sống trong thời kỳ đen tối của vị hoàng đế Tây Hạ cuối cùng.

Ông bị rơi vào thế khó vì những cách điều hành đất nước sai trật của mình, nhưng ông không hề có ý định sửa sai khi chưa nhận được dấu hiện từ thiên mệnh. Sau đó, một tiếng nói xuất hiện trong chiêm bao: “Hãy tấn công. Ta sẽ ban sức mạnh mà ngươi cần; vì ta đã nhận được chỉ dụ từ trời”.9 Sau đó, Ch’eng Tang đã huỷ diệt triều đại Tây Hạ và tự phong mình là hoàng đế. Tuy nhiên, lòng của ông không sao bình yên và phải mất nhiều năm tự hỏi bản thân rằng mình đã làm đúng chưa. Cuối cùng, cơn hạn hán lớn đến trong xứ và Ch’eng Tang đã tự ăn mặc như chuẩn bị hy sinh để kêu cầu Chúa, “Xin chớ tiêu diệt bá tánh của tôi vì cớ tội lỗi tôi!”10 Trời bắt đầu đổ mưa ngay lập tức. Ch’eng Tang có lẽ đã tin Chúa, ít ra ông đã biết Ngài, nhưng cuộc đời của ông là độc nhất trong các biên niên sử của người Trung Hoa. Nhiều thế hệ sau đó đã ngày càng chú trọng vào luật pháp của Chúa, nhưng cũng đồng thời quên mất đặc tánh của Ngài.

Khổng tử (511-479 T.C.) đã nói rằng dù có Chúa Trời hay không, thì việc thờ lạy Ngài là điều tốt cho bá tánh. Chính trong thời đại của ông mà danh xưng Shang Ti (Thượng Đế) bị thay thế bằng một cái tên không ngôi thứ là Tien (Trời).11

    Chủ nghĩa độc thần ở Mê-xi-cô cổ đại
Tổ tiên đầu tiên của Mê-xi-cô có lẽ đã biết đến Đấng Tạo Hoá. (“các chuyên gia” khác nhau tranh cãi rằng có thể Ngài và vợ của là hai thực thể tách biệt hoặc là những khía cạnh khác nhau của một hữu thể). Một truyền thuyết kể lại cách Ngài tạo nên khu vường hoặc thành phố - vào mùa Xuân và có nước chảy khắp nơi. Chúa đặt một cây xinh đẹp ở giữa vườn và ra lệnh cho những vị thần nhỏ hơn không được đụng đến. Những vị thần nhỏ hơn không nghe lời đã huỷ hoại cây đó. Cuối cùng, Chúa đã quăng “các vị thần” nầy ra khỏi vườn và ban cho họ nhiều việc để làm. Đôi vợ chồng đầu tiên của loài người đang sống trong vường cũng bị đuổi ra cùng với “những vị thần” nhỏ bé ấy.12

    Đấng Tạo Hoá và các thần linh
Sự thay đổi từ một xã hội độc thần trở thành xã hội đa thần được minh hoạ bằng các nhóm dân tộc thời cổ đại vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Thí dụ như người Ainu da trắng của Nhật Bản tin vào Đấng Tạo Hoá duy nhất, nhưng lại nghĩ rằng Ngài ở quá xa nên chẳng đá động gì đến loài người: cho nên người Ainu tìm đến các thần linh.13 Rất nhiều bộ tộc da đỏ Bắc Mỹ tin rằng Đấng Tạo Hoá đã giao cho các thần linh làm trung gian giữa loài người và Chúa.14

Bộ tộc Algonquin ở về phía Đông của Canada đã đi xa tới nỗi nói rằng chính Chúa đã nói với người da đỏ đi tìm các thần linh.

Có lẽ sự lìa bỏ Chúa được người Tây Phi bản xứ bày tỏ rõ ràng nhất khi họ mô tả Đấng Tạo Hoá trong văn hoá của mình như sau:

Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng có quyền năng hơn các tà linh. Chỉ có Ngài là sức lực của chúng ta trong những lúc gian truân. Chúng ta cần quay lại với Ngài, xin Ngài tha thứ tội lỗi, thừa nhận sự chết của Ngài trên thập tự giá vì cớ chúng ta, và tin Ngài đã đắc thắng sự chết (Phúc Âm – 1 Cô-rinh-tô 15:1-4). Đấng Tạo Hoá muốn chúng ta trở lại với Ngài! – điều nầy dẫn chúng ta quay trở lại với sự thờ phượng một Đức Chúa Trời chân thật, Đấng Tạo Hoá Của Mọi Người và Của Các Dân Tộc.

    Sự xuất hiện của chủ nghĩa phiếm thần
Sự thờ phượng các thần linh chỉ cách sự thờ phượng các tà thần là rất ngắn ngủi. Dân Ca-na-an đã đi được nửa đường trong việc thờ lạy thần El tối cao cùng với những vị thần nhỏ hơn. Xứ Ai-cập, Su-me và Ấn độ đều trở thành những vùng đất của các vị thần. Các vị thần của Mê-xi-cô là không thể đếm được – và được tìm thấy dưới rất nhiều hình thức – cũng như trong rất nhiều văn hoá khác nhau. Người Trung Hoa vẫn giữ nguyên ý niệm về một ông trời, nhưng trong đời sống tâm linh thì lại thiêng về thực hành thuyết thông linh và sự huyền bí.

    Kết luận
Tất cả các dân trên đất đã từng biết Đức Chúa Trời chân thật, nhưng lòng họ đã không thờ phượng Ngài và cũng không tìm cách vâng lời Ngài nữa. Tất cả những gì còn lại là những niềm tin đã đi vào huyền thoại. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời thật đã được lưu truyền đến ngày nay qua dòng dõi của Áp-ra-ham. Dù Đức Chúa Trời đã giữ gìn sự thờ phượng Ngài trong một gia đình mà không lâu sau đó đã trở thành một dân tộc (người Hê-bơ-rơ; tổ tiên của người Y-sơ-ra-ên), Ngài đã không quên phần còn lại của thế giới. Khi Chúa phán với Áp-ra-ham rằng: “Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn ta, nên các dân thế-gian đều sẽ nhờ dòng-dõi ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 22:18). Hai ngàn năm sau, chính Đức Chúa Trời (là Đức Chúa Giê-xu Christ) đã bước đi trên đất trong hình người. Một trong những mạng lệnh cuối cùng của Ngài dành cho các môn đồ đó là nhớ đến những dòng dõi đã lạc mất Ngài từ nhiều thế hệ trước mà phán rằng: "Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người" (Mác 16:15).


    FOOTNOTES
1  Josephus, Antiquities of the Jews I. iv. 1.
The Companion Bible (KJV), (London: Samuel Bagster & Sons 1970) on p. 212 are the whereabouts of Balaam's hometown Pethor.
3  Rev. Wilhelm Schmitt, Primitive Revelation (St. Louis, Missouri, & London, England: Herder Book Co., 1939) pp. 236-237.
4  E.A. Wallis Budge, Osiris (New Hyde Park, N.Y: University Books, 1961) p. 357.
5  Dr. Brugsch & Maspero as cited by Budge, p.140.
6  Rig Veda excerpt from Selwyn Gurney Champion & Dorothy Short, Readings from World Religions (Greenwich, Conn., Fawcett Publ., 1951) pp. 26-27.
7  E. Allie and M. Frazer, Chinese and Japanese Religion (Philadelphia, Westminster Press, 1969) p. 268.
8  Wing Tsit Chan, A Source Book in Chinese Philosophy (Princeton University Press, 1970) p. 16.
9  Joseph Campbell, The Masks of God: Oriental Mythology (Viking/Compass, N.Y., 1974) p. 396.
10  Li Ung Beng, Outlines of Chinese History (Peking, 1914) p. 15.
11  Wing Tsit Chan, p. 16.
12  Irene Nicholson, Mexican and Central American Mythology (London, N.Y., Sydney, Toronto: Hamlynn Publications, 1967) pp. 20, 21 & Burr Cartwright Brundage, The Fifth Sun (Austin, Texas & London: University of Texas, 1979) pp. 47, 48.
13  Rev. John Batchelor, The Ainu of Japan (London: The Religious Tract Society) p.252.
14  Schmitt pp. 171-174 & Cottie Burland, North American Indian Anthology (London, N.Y., Sydney, Toronto: Hamlynn Publ., 1965) pp.73, 103-106 & Diamond Jenness, The Faith of a Coast Salish Indian (B.C. Provincial Museum: Anthropology in B.C., Memoir 131 pp. 35, 36.
15  Schmitt pp. 171-174.
16  Nassau, Fetishism in West Africa, pp. 36-37 as cited by Budge p.369.


"Chủ nghĩa độc thần trong thế giới cổ đại"
<http://www.creationism.org/vietnamese/monotheism_vi.htm>
 Original English:  <http://www.creationism.org/csshs/v07n2p18.htm>
CSSHS • Creation Social Science & Humanities Society • Quarterly Journal

Chính:  Tiếng Việt
www.creationism.org