Click for: CSSHS Archive Main Page
Vol. VII • 1984 • v07n4p24       http://www.creationism.org/vietnamese/HuangTi_vi.htm

Huang Ti - Chữ viết Trung Hoa và thời kỳ an cư
lạc nghiệp của Trung Hoa sau trận đại hồng thuỷ

Roy L. Hales

Sáng thế ký 11:1-9 cho thấy sau trận đại hồng thuỷ và cuộc di cư tìm chỗ ở đã xong, người Trung Hoa phải trải qua một khoảng thời gian khá lâu ở Su-me (“xứ Sê-ni-a”). Ít nhất thì một truyền thuyết cổ của người Hoa cho biết rằng Huang Ti, được hư cấu thành vị “Hoàng đế Vàng” đã dẫn dắt bá tánh đi từ Tây phương, và một dân tộc cổ đại, được gọi là Miao, bây giờ đang sinh sống ở phía tây nam của Trung Hoa, kể rằng họ đã đến Trung Hoa trước ông. Vì sự xuất chúng mà Huang Ti được kể vào bảng phả hệ thời cổ đã làm cho tên tuổi của ông càng thêm có giá trị.

Mười nét chữ đầu tiên trong chữ viết của người Trung Hoa, T’ien Kan hay là “thiên can", vốn được phát triển trong thời trị vì của Huang Ti nhưng lại giống như chữ viết của người Su-me trong giai đoạn của Uruk/Jemdet Nasr. Có rất nhiều Hoàng đế Vàng xuất hiện có gốc gác từ cuộc di cư thời nguyên thuỷ của người Trung Hoa – bắt đầu từ Su-me (Trung Đông), sau trận lụt của thời Nô-ê.

Map of China, in Asia
Trung Hoa & Đông á

    Các tác phẩm kinh điển về núi đồi và biển cả
Rất nhiều học giả đã từng tin rằng Hoàng đế Vàng đã dẫn dắt người Trung Hoa tìm thấy quê hương hiện tại của họ: họ dựa vào những giả thuyết vào thời kỳ đầu trị vì của nhà Hán (202 T.C. – 9 S.C.) được gọi là "Các tác phẩm kinh điển về núi đồi và biển cả”. Tuy nhiên, quyển sách nầy mang tính truyền thống kể về “một câu chuyện thú vị” và mãi cho đến thời các học giả Trung Hoa ở dưới sự ảnh hưởng của người Tây thì Shan Hai Ching mới trở nên phổ biến. 1Chính điều nầy, cùng với sự vắng mặt của các tài liệu đầu tiên từ người Tây, đã làm cho rất nhiều học giả ngày hôm nay từ chối toàn bộ về Shan Hai Ching. Nhưng có nhiều yếu tố muốn bào chữa cho tài liệu truyền thống mang tính lịch sử nầy:

(1) chúng ta chỉ sở hữu một phần tài liệu rất nhỏ của người Hoa được coi là xuất hiện từ rất sớm trước triều đại của nhà Hán. Nội dung của Shan Ha Ching truyền tải những truyền thống cổ xưa, bấy nhiêu không đủ để chúng ta đánh giá mức độ đáng tin cậy của nó. Những người nghi ngờ có thể đúng khi tin rằng bấy nhiêu chữ không thể chứng minh đó là một bản gốc, nhưng cũng có sự khác biệt trong đó vì những ý tưởng trong tài liệu nầy đều mang tính cổ xưa;

(2) những tài liệu bổ sung của một người Tây phải tồn tại trong văn học Trung Hoa, tức là không được có bất kỳ ý tưởng ngoại quốc nào thì mới được coi là đáng lưu ý;

(3) như đã đề cập ở trên, người Miao tự cho rằng họ đã đến Trung Hoa trước;2

(4) Truyền thống của người Trung Hoa có xu hướng ủng hộ lời tuyên bố rằng cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử của họ xảy ra khi Hoàng đế Vàng đánh bại người Miao. Đứng từ góc nhìn về niên đại thì lại thú vị ở chỗ là rất nhiều lần người lãnh đạo của Trung Hoa không được trở thành Hoàng đế Vàng cho đến khi ông giành được chiến thắng;

(5) Hoàng đế Vàng là tổ tiên của mỗi vị hoàng đế của người Trung Hoa trong vòng 2,500 năm sau đó. Có những truyền thuyết về những người có quyền thế, nhưng họ chỉ liên quan tới những dòng dõi yếu thế hơn xuất hiện sau nầy; cũng có những hoàng đế xuất hiện sau nầy, nhưng chẳng ai trong số họ dám khẳng định điều gì khác hơn ngoài việc tự nhận mình là dòng dõi Hoàng tộc mà Huang Ti đã chứng minh. Mỗi vị hoàng đế lên ngôi sau ông và các triều đại kế tiếp của Hsia (2205-1766 T.C.) Shang (1766-1112 T.C.) và Chou (1111-256 T.C.), đều là dòng dõi từ Huang Ti (xem bảng phả hệ đính kèm). Ông được xem là tổ tiên thực sự của đất nước Trung Hoa.

    T’ien Kan (hoặc "Thiên Can")
Mười nét chữ đầu tiên trong chữ viết Trung Hoa. Bộ chữ "Thiên Can" vốn được một vị quan của Huang Ti tạo ra. Tên và hình dạng của những nét chữ nầy đã được lưu truyền lại trong truyền thống. Những nét chữ có sự tương đương với năm chữ xuất hiện trên các mẫu trang trí đồ gốm thuộc thời kỳ đồ đá của người Trung Hoa (xem hình minh hoạ). Có rất ít chữ được cho là bằng chứng hiển nhiên, vì chỉ có không tới bốn mươi mẫu trang trí đồ gốm được lưu giữ lại cho tới ngày nay. Một vài chữ “I” có độ nghiêng do được chỉnh sửa, chữ “Wu” cũng bị đảo ngược lại, những dấu gạch ngang được thêm vào cuối chữ “Kuei”, hình dáng của những nét chữ nầy có thể được xem là đã được duy trì một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, khi Kiang Kang-hu đề cập vào năm 1935 tên của những nét chữ nầy “là khó hiểu trong tiếng Hoa”. Những phạm trù tương tự thường được viết với những nét chữ khác ở nhiều chỗ khác nhau. Điều nầy cho thấy chúng là những chữ nước ngoài vốn được dịch từ tiếng Hoa theo phiên âm của họ”.3

    Bộ chữ T'ien Kan có chữ của người Su-me
Những hình dáng thật của bộ chữ T’ien Kan rất giống với chữ viết của người Su-me trong giai đoạn Nasr Uruk/Jemdet (Biểu đồ 1). (Khi người Su-me viết nghiêng chữ của họ đến chín mươi độ trong giai đoạn nầy, tôi đã thêm vào một cột nữa là những biểu tượng của Nasr Uruk/Jemdet có thể được điều chỉnh để có sự so sánh tốt hơn – Biểu đồ 2). Nếu “Hsin” có khả năng là một ngoại lệ, thì những nét chữ của người Hoa có thể dễ dàng được giải thích là có nguồn gốc từ người Su-me. Về thực tế thì "Chia" giống với những nét chữ Uruk ở ký hiệu 234. Nét chữ "I" kéo dài hơn ở ký hiệu 450. Chữ "Ping" chỉ là một diễn đạt súc tíc ở ký hiệu 692. Chữ "Ting" là ký hiệu L 405. Lấy đi nửa vòng tròn ra ở ký hiệu 444 cho chữ “Wu". Chữ "Chi" ở ký hiệu 864. Chữ "Keng" diễn đạt cùng ý tưởng ở ký hiệu 386, mặc dù nét chữ Y đã không được dùng ở hai bên cạnh mà được đưa vào chính giữa. Chữ "Jen" được rút gọn ở ký hiệu 515. Chữ "Kuei" vẫn giữ nguyên nét ở ký hiệu 878, có thêm những dấu gạch ngang được thêm vào cuối chữ. Chín trong số mười nét chữ của bộ chữ T'ien Kan có thể được giải thích là có nguồn gốc từ bộ chữ của người Su-me và những mẫu trang trí đồ gốm thuộc thời kỳ đồ đá xuất hiện là một bằng chứng trung gian. Đây chính là điều đáng được mong đợi nếu bộ chữ T'ien Kan thực sự có nguồn gốc từ người Su-me.

    Kết luận
Hàng trăm năm sau, người Trung Hoa đã cho thấy niềm kiêu hãnh trong chính văn hoá của họ khi lẫn lộn vào đó tập tục thờ lạy vị hoàng đế và khinh thường tất cả những thứ được cho là ở ngoài nước. Điều nầy dẫn đến việc từ bỏ những truyền thống vốn xuất hiện từ ban đầu hay kể lại những câu chuyện trong bối cảnh của người Hoa. Một người có thể chỉ vào lịch sử của người Hoa về trận đại hồng thuỷ nói riêng, cũng là câu chuyện xuất hiện rất nhiều trong các truyền thống trên thế giới nói chung, rằng “Nô-ê” của họ đã chinh phục nước lụt: Yu, là “Nô-ê” của họ, một vị hoàng đế và ông đã dành được sự chiến thắng bằng ma thuật tạo ra đất từ trời. Như vậy, không có gì phải thắc mắc khi người Trung Hoa sau nầy xem huyền thoại về Huang Ti của phương Tây là “chuyện lạ”, nhưng điều lạ lùng là câu chuyện ấy lại tồn tại lâu đến thế. Khi chúng ta xét đến việc câu chuyện nầy giống với truyền thống của người Miao và Huang Ti thực sự là tổ tiên của người Hoa rất nhiều đời trước, thì câu chuyện nầy là dấu mốc quan trọng trong lịch sử (xem Biểu đồ 3). Tên của những nét chữ Hoa được phát triển dưới thời trị vì của ông được cho là có nguồn gốc từ nước ngoài và những biểu tượng của chúng giống với những gì được dùng trong thời Uruk/Jemdet Nasr của người Su-me. Kinh Thánh giải thích điều nầy thật đơn giản, hết thảy loài người đã từng sống ở xứ Su-me sau trận đại hồng thuỷ. Vậy thì ai có thể phỏng đoán rằng những huyền thoại về Huang Ti không khớp với những ký ức về người Trung Hoa ở đông phương.


   BIBLIOGRAPHY
1 Kiang Kang-hu, T-ai Yu Chul Chi Chinese Civilisation (Shanghai: Chung Hwa Book Co., 1935) p.4.

2 See Roy L. Hales, "Archaeology. the Bible and the Postflood Origins of Chinese History." Creation Social Science and Humanities Quarterly, Winter 1983 or Hugo Bernatzek, Akha and Miao (1970) p.15.

3 Kiang Kang-hu, p.6.

   hững ghi chú cho các hình minh hoạ
T'ien Kan symbols taken from Chang Kwang-chih. `T'ien Kan: a key to the history of the Shang," David T. Roy and Tsuen-hsuin Ts len (eds), Ancient China: Studies in Early Civilisation (Hong Kong: The Chinese University Press, 1978).
(Những biểu tượng trong bộ chữ T'ien Kan được lấy từ Chang Kwang-chih. “T'ien Kan: chìa khoá cho lịch sử của người Shang", David T. Roy và Tsuen-hsuin Ts len (eds), Trung Hoa Cổ Đại: Những nghiên cứu trong thời kỳ văn minh đầu tiên (Hồng Kông: Báo đại học Hoa ngữ, 1978).)

Neolithic symbols from Chang Kwang-chih, The Archaeology of Ancient China (New Haven & London: Yale University Press, edition of 1977) figures 51 and 129.
(Những biểu tượng cổ từ Chang Kwang-chih, Khảo cổ học về Trung Hoa Cổ Đại (New Haven & London: Báo đại học Yale, ấn bản năm 1977) hình 51 và 129.)

Sumerian figures taken from either: (1) Adam Falkenstein, Archaische Texte Aus Uruk (Berlin, 1936), these have purely numerical designations like 234, (2) G.A. Barton, Origin and Development of Babylonian Writing (Leipzig, 1913) as reproduced in L.A. Wedell, The Aryan Origin of the Alphabet (Hawthorne, Cal.; Christian Book Club of America, edition of 1968), this sign is designated B 78. This sign also appears in figure 62 of Hans Jensen, Sign. Symbol and Script (London: George Allen & Unwin Ltd, 1970). (3) S. Langdon Pictrographic Inscriptions from Jemdet Nasr (Oxford University Press, 1928) fig. designated L 405.
(Hình ảnh từ bộ chữ của người Su-me: (1) Adam Falkenstein, Archaische Texte Aus Uruk (Berlin, 1936), có rất nhiều ký hiệu như 234, (2) G.A. Barton, Nguồn gốc và sự phát triển chữ viết của người Ba-by-lôn (Leipzig, 1913) được tái bản ở L.A. Wedell, Nguồn gốc và bộ chữ cái của người A-ri-an (Hawthorne, Cal.; Câu lạc bộ sách Cơ Đốc cho người Mỹ, ấn bản năm 1968), dấu hiệu nầy được ký hiệu là B 78. Dấu hiệu nầy cũng xuất hiện trong hình 62 của Hans Jensen, Biểu tượng và chữ viết bằng ký hiệu (Luân-đôn: George Allen & Unwin Ltd, 1970). (3) S. Langdon Những hình vẽ được điêu khắc từ Jemdet Nasr (Bảo đại học Oxford, 1928) hình được ký hiệu L 405.)


Chart 1



Chart 2


Chart 3


 
"Huang Ti - Chữ viết Trung Hoa và thời kỳ an cư lạc nghiệp của Trung Hoa sau trận đại hồng thuỷ"
<http://www.creationism.org/vietnamese/HuangTi_vi.htm>

Chính:  Tiếng Việt
www.creationism.org